Nhân loại luôn mong muốn sâu thẳm là được ghi dấu sự hiện diện của họ trên mảnh đất họ sống bằng những công trình cảnh quan mang đậm tính cộng động của họ. Ý thức bẩm sinh về quyền sở hữu đất đai của các dân tộc trên thế giới là một động lực chính cho việc ra đời của công trình trung tâm sinh hoạt cộng đồng “ARC – cánh cung” được thực hiện bởi hãng kiến trúc Garis Architects, Malaysia theo đơn đặt hàng của Bandar Rimbayu.

Trung tâm cộng đồng bền vững tại Selangor, Malaysia
Toàn cảnh cánh cung Arc

Toàn thể “Arc” được thiết kế như thực thể sống có khả năng tiến hóa nhằm hướng tới mục tiêu bền vững. Do các đặc điểm bắt nguồn từ vị trí địa lý, các kiến trúc sư cần phải tính toán tới điều kiện khí hậu cực đoan của địa phương, bao gồm ánh nắng cường độ cao, nhiệt, độ ẩm, gió mùa.

Trung tâm cộng đồng bền vững tại Selangor, Malaysia
Thiết kế giải quyết vấn đề về ánh sáng mặt trời, nhiệt độ, độ ẩm, và mưa của khí hậu nhiệt đới

Ở mức độ cơ bản nhất,”Arc”  là nơi cung cấp nơi sinh hoạt, là địa điểm tập trung cho các hoạt động xã hội, giải trí, cộng đồng và các sự kiện thể thao. 

Trung tâm cộng đồng bền vững tại Selangor, Malaysia
Không gian tầng trên bao gồm các lối đi bộ, vườn cây kết nối với không gian chính

Vườn cây xanh cộng đồng được bố trí trong khuôn viên nhằm thiết lập và thúc đẩy sự kết nối giữa công trình với cộng đồng, giữa không gian với người sử dụng cũng như giáo dục thêm về giá trị của tự lực và hợp tác. Với tổng diện tích khuôn viên tới 2000m2, công trình khuyến khích lối sống năng động và khỏe mạnh.

Trung tâm cộng đồng bền vững tại Selangor, Malaysia
Kết cấu mái uyển chuyển

Các khu vực được thiết kế cho nhiều hoạt động khác nhau như đi bộ, đạp xe trong khi mật độ cây xanh dày đặc giúp cải thiện chất lượng không khí. Các hoạt động thể thao, giải trí cũng góp phần kết nối và thắt chặt hơn sợi dây liên kết cộng đồng.

Trung tâm cộng đồng bền vững tại Selangor, Malaysia
“Bức màn” xanh bao bọc lấy cảnh quan

Các không gian khác được tích hợp trong công trình bao gồm: khoảng sân xanh kết nối giữa các tòa nhà, vườn trên mái, cửa hàng nhỏ, phòng nghỉ công cộng, sân vận động, các sân chơi khác nhau, câu lạc bộ với thực phẩm và đồ uống, không gian đỗ xe.

Trung tâm cộng đồng bền vững tại Selangor, Malaysia
Lối đi lại được che phủ bởi cây leo từ mái bên trên

Nhiều nguyên tắc và giải pháp thiết kế đã được áp dụng để khắc phục những vấn đề kể trên. Giải pháp chính ở đây là thiết kế là kết cấu mái xanh với vai trò cách nhiệt và lọc nước mưa trước khi chuyển chúng vào kênh nước.

Trung tâm cộng đồng bền vững tại Selangor, Malaysia
Kênh nước đồng thời cũng đóng vai trò là bể chứa nước mưa phục vụ cho tưới tiêu

 Nước liên tục nhỏ xuống qua các cột được phủ kín bởi cây xanh. Nhờ vào hoạt động tái chế nước, công trình đóng một vai trò vào quá trình tự nhiên và giữ cho các quá trình đấy diễn ra như không có sự can thiệp của con người.

Trung tâm cộng đồng bền vững tại Selangor, Malaysia
Biểu đồ hệ thống thu nước mưa

Hướng tới sự phát triển bền vững, “Arc” tận dụng tối đa nguồn năng lương tự nhiên.Trung tâm cộng đồng bền vững tại Selangor, Malaysia

Công trình “Arc” được thiết kế là không gian giáo dục với sự sống, tiến hóa nhằm cho thấy hướng tiếp cận bền vững

Được thiết kế linh hoạt và đa năng, công trình có tiềm năng để phát triển hơn nữa. Toàn bộ quy hoạch công trình có thể được điều chỉnh thay đổi, bổ sung các không gian mới.

Trung tâm cộng đồng bền vững tại Selangor, Malaysia

Mặt bằng tổng thể dự án

Thiết kế công trình được tiếp cận một cách toàn diện với việc xây dựng tiện nghi nhân tạo trên nguyên tắc thân thiện với môi trường. Trên tổng thể, công trình “Arc” tượng trưng cho quá trình cải tạo đất đai thông thường tuy nhiên triết lý đằng sau nó đặt ra một tiền lệ mới trong kiến trúc thân thiện môi trường, tiếp cận và giáo dục cộng đồng.

Tạp chí Greenmore