Đài tưởng niệm là nơi để nhớ về một sự kiện hay một con người nào đó. Hãy cùng Greenmore nhìn lại sáu công trình cảnh quan có chức năng tưởng niệm theo một cách thức tiếp cận mới. Ở đó là những nơi mà cảnh quan trở thành một yếu tố mạnh mẽ tác động đến cảm xúc của người xem, khiến họ tiếp cận quá khứ từ chính hiện tại.
1. Gordan Lederer Memorial, thiết kế bởi NFO, trong Čukur Hill, Croatia.
Công trình này tưởng niệm cái chết của một nhiếp ảnh gia Croatia đã bị giết bởi một tay bắn tỉa trong khi quay phim những người lính trong Cukur Hills vào ngày 10/8/1991. Đài tưởng niệm được thiết kế bởi NFO được đặt tại chính xác vị trí mà Lederer chết. Ở phía cuối của con đường là một khung kính bọc bằng thép không gỉ, giống như một ống kính máy ảnh và được đâm bằng một lỗ giả đạn.
Khi khách tham quan nhìn qua kính để quan sát vẻ đẹp của thung lũng sông Una phía dưới, họ phải đối mặt với ký ức về cái chết của Lederer, tạo ra một sự tưởng niệm đầy đau đớn. Thiết kế sử dụng vật liệu cứng nhân tạo trái ngược với cảnh quan thiên nhiên, làm nổi bật vẻ đẹp trong bi kịch. Chính điều này làm cho đài tưởng niệm trở nên đặc biệt. Đó là cách thức mà du khách được trải nghiệm về cuộc sống và cái chết của Lederer trong khi đi dạo trong cảnh quan.
2. Đài tưởng niệm những nạn nhân của bạo lực, thiết kế bởi Gaeta-Springall Arquitectos, Mexico City, Mexico.
Mexico City được biết đến với các cuộc chiến tranh ma túy mà đã khiến hơn 60.000 trường hợp tử vong từ năm 2006 đến năm 2012. Đài tưởng niệm này được mở cửa vào năm 2013, kể câu chuyện của các nạn nhân của bạo lực trong khi nỗ lực mang lại bình yên cho cộng đồng. Gaeta-Springall sử dụng cảnh quan công viên để tạo ra một đài tưởng niệm mà cũng có chức năng như là một không gian công cộng.
Điều này đạt được thông qua việc sử dụng 70 bức tường thép cao chót vót như là lời nhắc nhở của các nạn nhân. Hình ảnh được phản chiếu trong hồ chứa nước. Các bức tường này nói về nhiều mâu thuẫn và cuộc đấu tranh trong khi thừa nhận các cuộc đấu tranh liên tục của hiện tại.
3. Công viên Saiki – Hòa bình, bởi Noom Architects EarthScape, ở Tsuruyamachi Saiki-thành phố Oita, Nhật Bản.
Saiki Peace Memorial Park là đài kỷ niệm về một thảm kịch. Công viên đã kết nối người Nhật Bản với thiên nhiên để tạo ra một không gian là biểu tượng của hòa bình cũng như một không gian để mọi người thư giãn và tận hưởng. Các hình thức đơn giản lặng lẽ tượng trưng cho trí nhớ của quá khứ với các không gian chức năng khuyến khích người dân di chuyển dọc theo và ở lại hoạt động.
4. Đài tưởng niệm Gebran Tueni Memorial, thiết kế bởi Vladimir Djurovic , ở Beirut, Li-băng
Gebran Tueni là một cựu phóng viên và chính trị gia người chiến đấu cho độc lập tại Beirut trong thời gian chiến tranh dân sự. Ông được thiệt mạng bi thảm trong một vụ đánh bom xe vào năm 2005. Đài tưởng niệm được thiết kế bởi Vladimi Jurovic được khai trương vào năm 2011. Đài tưởng niệm tưởng nhớ cuộc đời của Gebran theo cách sử dụng các cảnh quan của thành phố để tượng trưng cho cuộc sống theo một cách có vẻ như trái ngược với các đài tưởng niệm tĩnh bình thường.
5. Poppy Plaza, thiết kế bởi Marc Boutin, Calgary, Alberta, Canada.
Poppy Plaza là một cảnh quan đã phát triển theo thời gian và gần đây đã được hồi sinh để thu hẹp khoảng cách giữa các kết nối cũ và tạo ra những ký ức mới. Công trình được bắt đầu được xây dựng vào năm 1922, nơi một không gian mở cho phép các gia đình trồng một cây cho mỗi người lính ngã vô danh ngã xuống. Cho đến năm 1928 có tổng cộng 3278 cây được trồng.
Để duy trì cảm giác về ký ức, Marc Boutin thiết kế một không gian công cộng trong đó bao gồm việc trồng cây mới cũng như tạo ra một cảm giác nơi chốn thông qua các bức tường tưởng niệm thép, ghi lại các bài thơ và các bài phát biểu. Các không gian này cũng cung cấp một kết nối mới đến sông Bow, dựa trên chất lượng cảm xúc của con sông để tăng cường cảm giác của chiêm nghiệm và tưởng nhớ.
6. Thác nước tưởng niệm công nương Diana ở Hyde Park
Gustafson Porter đã sử dụng khái niệm của một đài phun nước hình tròn để thể hiện những phẩm chất của Diana. Đá granite trắng trong công viên thu hút mọi người vào không gian, nhưng lại có năng lượng mở rộng nhẹ nhàng lan tỏa ra bằng dòng nước ở tốc độ khác nhau nhờ vào kết cấu khác nhau ở mặt đáy dòng kênh, đại diện cho hình ảnh của Diana: hiền hòa, ấm áp, vẫn luôn hiện hữu và theo một cách nào đó vẫn đầy trắc trở.
Sáu dự án là những ví dụ đẹp về ký ức, cảnh quan và không gian công cộng có thể được kết hợp để làm phong phú thêm môi trường và tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ. Họ không ấn định một bức ảnh hay giải thích dài dòng mà cho phép người thăm quan tự cảm nhận ý nghĩa riêng theo cách của họ.
Tổng hợp: Nguyễn Phương Yến