
Những lưu ý cách nuôi cá Koi ngoài trời lớn nhanh, luôn đẹp và khỏe mạnh
1. Xử lý nước trước khi thả cá Koi
Nguồn nước để nuôi cá Koi là đặc biệt quan trọng quyết định đến sức sống và màu sắc của loài cá này. Nước phải được đảm bảo sạch sẽ, độ pH phù hợp, nhiệt độ ổn định, hàm lượng oxy trong nước cao và đảm bảo không chứa độc tố.Thứ nhất: Cá Koi phát triển khỏe mạnh trong điều kiện độ pH từ 7.0 đến 7.5. Bạn có thể kiểm soát bằng thiết bị đo pH để tránh pH tăng giảm đột ngột quá mức gây stress cho cá.Thứ hai: Nhiệt độ nước cho cá phát triển bình thường từ 20 đến 25 độ C. Vào ngày hè nắng nóng như ở Việt Nam đặc biệt là miền Bắc. Hồ cá lớn cần độ sâu tối thiểu từ 0,8m. Hồ cá mini là 0,4m để đảm bảo độ sâu bể giữ nước không tăng nhiệt quá cao. Cần có biện pháp che chắn nắng bằng vải bạt hoặc trồng cây bóng mát cho hồ.Thứ ba: Cá Koi là loài cá bơi nhiều và liên tục nên cần lượng oxy dồi dào trong nước. Hàm lượng oxy trong nước tối thiểu 2,5mg/lít nước. Bể nuôi lâu ngày sinh ra rêu tảo làm mất lượng lớn oxy trong nước. Vì vậy, bạn cần tạo dòng thổi luồng đủ mạnh để lưu thông nước giúp tăng cường oxy hòa tan trong nước.Thứ tư: Đảm bảo nước trong hồ không có độc tố. Đa số sử dụng nước máy sinh hoạt để thay nước cho bể cá. Trước khi bơm vào bể bạn cần phải xử lý clo trong nước bằng cách phơi nắng trước hoặc sử dụng than hoạt tính.2. Chọn cá Koi khỏe đẹp
Cách chọn cá: chọn những con cá có thân hình cân đối thuôn dài, không bị dị hình, không bị xây xát, màu sắc rõ nét tươi sáng. Đặc biệt phải khỏe mạnh, bơi nhanh và phản ứng nhanh nhẹn. Cá Koi có rất nhiều loại khác nhau với giá tiền khác nhau. Nếu bạn mới chơi cá Koi thì nên chọn những giống ít tiền để tập nuôi khi có kinh nghiệm chuyển sang những dòng cao hơn.
3. Phòng bệnh cho cá mới mua
Khi mới mua về thả, bể cần được xử lý sạch sẽ và đã nuôi dưỡng hệ vi sinh có lợi cho cá. Trường hợp bể của bạn đã nuôi cá ổn định, những con cá mới về cần nuôi cách li khoảng 2 tuần trong bể nhỏ có sục khí oxy và pha muối 5kg /1000l + 1g tetra / 100l nước hoặc tắm cá bằng thuốc tím. Điều này giúp xử lí hết mầm bệnh tránh lây nhiễm cho cá đã có trong hồ khi mà bạn thả ngay vào bể. Bạn cũng nên chọn mua cá ở trại giống uy tín, nếu mua bổ sung thì chọn mua ở nơi bạn mua trước đó để đảm bảo chúng thích nghi tốt với môi trường hồ của bạn.4. Liều lượng cho cá ăn phù hợp
Cá Koi là động vật ăn tạp, chúng ăn nhiều và hỗn tạp. Loăng quăng, giun, ốc chúng đều ăn. Mọi thứ bạn thả xuống có thể ăn được chúng đều không từ chối. Tuy nhiên bạn cần phải kiểm soát thức ăn của chúng để tránh bị thừa thức ăn khiến chúng béo phì trở lên xấu xí.Vào mùa hè, bạn chỉ nên cho ăn 2 lần/ ngày vì chúng hoạt động nhiều tiêu tốn lượng thức ăn lớn. Vào mùa đông nước trở nên lạnh hơn nên chúng hoạt động chậm và ít hơn. Nên cho ăn 1 lần/ ngày vào mùa đông để tránh dư thừa thức ăn trong bể.Mỗi lần cho ăn bạn cho ăn tối đa lượng thức băng bằng 5% trọng lượng cơ thể cá. Nếu nuôi số lượng lớn thì bạn thả thức ăn từ từ cho cá ăn hết trong khoảng 5 phút là đủ.Nếu thiếu dinh dưỡng cá sẽ biểu hiện còi cọc, đầu to hơn thân, bơi yếu lờ đờ. Nếu cho ăn quá nhiều, cá bị béo thân rất xấu và thải phân nhiều gây ô nhiễm nước. Tăng khả năng phát triển của rêu tảo và mầm bệnh cho cá.5. Xử lí nước hiệu quả bằng hệ thống lọc phù hợp tăng cường hệ vi sinh có lợi cho hồ cá
Cá khỏe mạnh là nhờ vào môi trường nước sạch sẽ. Để nước sạch sẽ thì hệ thống lọc phải làm việc trơn tru hiệu quả, nguồn vi sinh có lợi mới phát triển mạnh mẽ để xử lí tối đa lượng thức ăn dư thừa hay phân cá, làm giảm khả năng phát triển của vi khuẩn và rêu tảo. Bạn cũng có thể trang bị thêm đèn UV diệt rêu tảo vi khuẩn cho hệ thống lọc của mình.Tham khảo bài viết Cách tạo hệ vi sinh cho hồ cá Koi xử lí nước hiệu quả để biết rõ hơn về lợi ích mà nó mang lại
6. Phòng bệnh cho cá Koi
Nguyên nhân gây bệnh cho cá

Cach nuoi ca koi ngoai troi
Cách phòng bệnh cho cá
Greenmore[G+] – Mang lại cuộc sống an nhiên !
Nguồn: Tạp chí Greenmore