Bạn là người mới bắt đầu chơi nuôi cá Koi, bạn mới setup xong hồ cá koi và đang băn khoăn về cách vệ sinh hồ cá Koi như thế nào cho đúng cách và an toàn cho đàn cá của mình. Bài viết này sẽ giúp bạn phần nào giải đáp những khúc mắc của bạn.

Hướng dẫn cách vệ sinh hồ cá Koi ngoài trời cho người mới

1. Tầm quan trọng của việc vệ sinh hồ cá Koi

Koi là loài cá phàm ăn vì vậy lượng phân mà chúng thải ra mỗi ngày nhiều. Hơn nữa là lượng thức ăn dư thừa, rác hay lá cây rơi vào hồ cùng với dịch nhớt trên mình cá tiết ra cũng làm ô nhiễm nước trong hồ. Những chất cặn bẩn lâu ngày tích tụ nếu không được xử lí sẽ dần sinh ra vi khuẩn, rêu tảo gây hại, mang đến mầm bệnh cho cá hoặc làm nước đục bẩn, ố vàng ố xanh quanh thành bể gây stress nặng cho đàn cá. Và không xử lí kịp thời, nhẹ thì cá sẽ chậm lớn, bơi lờ đờ, màu sắc của cá xấu dần đi, nặng thì dẫn đến chết hàng loạt do bệnh.Khi setup hồ cá Koi bạn cần phải tính toán một hệ thống lọc tiêu chuẩn, mạnh mẽ đủ sức loại bỏ lượng phân mà đàn cá thải ra. Tuy nhiên, hệ thống lọc đủ tiêu chuẩn chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là bạn cần phải bỏ thêm thời gian của mình để vệ sinh hồ cá koi của mình để loại bỏ hoàn toàn những nguy hại tiềm ẩn trong hồ cá.

2. Những thắc mắc mà bạn có thể đang gặp phải

  • Làm sao để nhận biết được khi nào cần vệ sinh hồ cá koi?

Vệ sinh hồ cá là công việc cần phải thực hiện định kì thường xuyên, vì vậy nếu có đủ thời gian, bạn hãy xây dựng kế hoạch định kì cho công việc này.Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thời gian và nhớ lịch vệ sinh định kì, có khi bạn lại bỏ bẵng một thời gian dài không vệ sinh. Cách nhận biết thời điểm cần vệ sinh ngay lập tức hồ cá là dựa vào việc quan sát nước trong hồ cá hoặc dòng nước đẩy ra từ bể lọc ra hồ.
– Nhận biết qua chất lượng nước trong hồ:
Khi nước trong hồ trở nên hơi đục, ố vàng hoặc ngả xanh rêu thì là lúc hệ thống lọc của bạn đã quá tải, hệ vi sinh không ổn định khiến cho chất lượng nước kém, cặn bẩn trong hồ phân huỷ tạo môi trường thuận lợi cho rêu tảo phát triển nhanh. Ngoài ra nước có mùi hôi tanh, sờ tay vào nước thấy có nhớt. Lúc này bạn cần phải thực hiện vệ sinh hồ và thay nước cho hồ cá và vệ sinh bộ lọc ngay để kịp thời khắc phục không để tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
– Nhận biết qua dòng chảy và chất lượng nước từ bể lọc ra bể chính
Khi lượng phân được hút vào bên trong ngăn lọc thô đã đạt đến ngưỡng nhất định, chúng sẽ bít kín các vật liệu lọc khiến nước lưu thông bên trong bể lọc khó khăn và chậm hơn, dẫn đến dòng nước sạch sau khi lọc ra ngoài hồ bị chậm và ít hơn, có thể xảy ra cả việc đẩy ra các bọt khí do nước không đủ cung cấp cho máy bơm. Tình trạng xấu hơn là hệ thống lọc bị tràn nước và nước đẩy ra bể chính còn có thể bị vẩn đục do lượng chất thải bị tràn sang các ngăn lọc tiếp theo. Lúc này bạn cần phải vệ sinh xả cặn bể lọc ngay lập tức.
  • Hệ thống lọc tiêu chuẩn gồm những gì?

Một hệ thống lọc tiêu chuẩn được chia làm 3 phần chính và 2 phần phụ. 3 phần chính gồm: hệ thống thu, hệ thống lọc và hệ thống đẩy. 2 phần phụ bao gồm hệ thống xả và chống tràn.– Hệ thống thu bao gồm thu mặt và thu đáy hồ giúp thu nước và phân cá dưới đáy và váng trên mặt nước.– Hệ thống các ngăn lọc: bao gồm có các ngăn lọc thô, lọc tinh, lọc vi sinh. Mỗi ngăn lọc có tác dụng riêng biệt và sử dụng vật liệu lọc khác nhau.– Hệ thống đẩy nước trở lại hồ: gồm có đẩy đáy và đẩy mặt giúp luân chuyển nước trong hồ, thổi chất bẩn về ống thu và tạo dòng chảy hỗ trợ cá bơi khoẻ hơn, thân cá cân đối hơn. Ngoài ra có thể đẩy lên tạo thác nước tăng cường ôxy trong nước giúp cá dễ dàng hô hấp.– Hệ thống xả cặn và chống tràn: trong hệ lọc ở các ngăn lọc cần có hệ thống xả cặn để phục vụ cho công tác vệ sinh thuận tiện hơn. Hệ thống chống tràn giúp bộ lọc không bị tràn chất bẩn từ những ngăn đầu tiên đến những ngăn tiếp theo gây ra đầu nước trở về hồ chính bị bẩn đục.
  • Vệ sinh hồ cá gồm những công việc gì và tần suất vệ sinh như thế nào cho hợp lí?

Để loại bỏ các vi khuẩn, rêu tảo có hại với đàn cá của mình, giúp chất lượng nước luôn tốt và trong vắt thì bạn cần phải có kế hoạch cho những công việc dưới đây:
– Vệ sinh thành hồ và đáy hồ loại bỏ rêu và phân cá đọng lại kết hợp việc thay nước loại bỏ bớt tạp chất trong nước:
Những tạp chất hữu cơ tồn đọng trong hồ khi phân huỷ tạo điều kiện thuận lợi cho rêu tảo phát triển gây tình trạng hồ bị ố vàng hoặc xanh rêu. Thành hồ và đáy hồ là nơi lý tưởng cho rêu hại bám vào và phát triển. Vì vậy, việc vệ sinh cọ rửa thành và đáy hồ cần phải được làm thường xuyên. Đặc biệt là đối với những hồ cá koi ngoài trời cần phải làm kĩ hơn.Hiện nay có một số dụng cụ chuyên dụng hỗ trợ công việc này bằng máy chà và máy hút tích hợp luôn việc vừa cọ rửa hút cặn vừa thay nước cho hồ cá. Thay nước hồ cá sẽ giúp loại bỏ tạp chất lơ lửng trong nước.Lưu ý: lượng nước thay cho mỗi lần khoảng 10-15% thể tích hồ để không làm xáo trộn quá nhiều sự ổn định của hệ vi sinh. Đồng thời nước thay thế cần phải đảm bảo sạch sẽ và an toàn cho cá.Tần suất thực hiện công việc này khoảng 1 lần/ tuần. Bể cá ngoài trời chịu ánh nắng trực tiếp thì cần vệ sinh thường xuyên khoảng 2 lần/ tuần, vì rêu tảo phát triển rất nhanh trong điều kiện dư thừa ánh sáng.
– Vệ sinh vật liệu lọc và xả cặn các ngăn lọc:
Hệ thống lọc hoạt động trong một thời gian sẽ tích tụ cặn bẩn, vì vậy, các ngăn lọc cần được vệ sinh để loại bỏ chúng. Với ngăn lọc thô chịu trực tiếp từ cặn bẩn nên vệ sinh 1 lần/ tháng, bạn cần rửa sạch các vật liệu lọc thô để loại bỏ chất bẩn bám vào để chúng hoạt động 100% công suất trở lại. Với ngăn lọc tinh và vi sinh thì kéo dài hơn khoảng 2 – 3 tháng/ lần và xả rửa nhẹ nhàng cho trôi bớt cặn bẩn xót lại mà không làm ảnh hưởng đến vi sinh vật trú ngự trong vật liệu lọc.=> Lời khuyên: Việc dọn thành đáy hồ, thay nước với thau dọn bộ lọc cần cách xa khoảng vài ngày. Vệ sinh các ngăn lọc cũng nên chia ra các ngày khác nhau để không làm ảnh hưởng nhiều đến hệ vi sinh vật có lợi.Vi sinh vật quan trọng như thế nào chắc hẳn bạn cũng đã biết đôi chút. Nếu bạn chưa biết tầm quan trọng của chúng, hãy tìm hiểu ở bài viết dưới đây:

CÁCH TẠO VI SINH CHO HỒ CÁ KOI NGOÀI TRỜI XỬ LÝ NƯỚC HIỆU QUẢ

  • Vệ sinh hồ và hệ thống lọc thế nào để giữ an toàn cho cá

Như cách vệ sinh ở trên, việc thay nước và vệ sinh hồ, lọc là rất cần thiết và nên làm định kì. Để an toàn cho cá, hãy đảm bảo nguồn nước thay thế chất lượng tốt, ít clo, có thể xử lí khử clo nước máy trước khi cho vào hồ. Mỗi lần thay không quá nhiều, không nên tiện thể 1 ngày mà làm hết các công việc trên cùng 1 lúc khiến cho việc thay đổi lớn đến hệ thống vi sinh có lợi làm hồ không ổn định và mất một thời gian dài hơn để khôi phục. Hệ vi sinh sống khoẻ phát triển mạnh mẽ là điều kiện tiên quyết giúp cá khoẻ mạnh, đẹp và ngày càng có giá trị.=> Lời khuyên: sau mỗi lần dọn bể bạn có thể châm bổ sung vi sinh vào bên trong hồ để thay thế lượng vi sinh mất đi để hồ cá của bạn nhanh chóng phục hồi.

3. Tổng kết:

Cá Koi là loại ưa môi trường trong sạch nhưng không quá khó chăm. Bạn chỉ cần chăm dọn bể đúng lúc đúng cách là phương pháp phòng ngừa bệnh cho cá hiệu quả nhất. Cá sẽ luôn khoẻ mạnh, màu sắc đẹp, thân hình cân đối, nhanh lớn và tăng giá trị lên nhiều lần. Xin chúc các bạn nuôi cá Koi mát tay, nhanh lớn và khoẻ mạnh.Xem thêm bài viết>> Những lưu ý cách nuôi cá Koi lớn nhanh, luôn đẹp và khỏe mạnhKinh nghiệm chọn máy bơm lọc nước hồ cá Koi ngoài trời phù hợpNếu bạn cần đơn vị thiết kế sân vườn, thi công sân vườn, hồ cá KOI uy tín, chuyên nghiệp. Hãy tìm hiểu dịch vụ Thiết kế cảnh quan sân vườn Greenmore để xem những dự án mà chúng tôi đã thực hiện.Hoặc liên hệ ngay với Greenmore Việt Nam theo hotline: 090.219.2119 để được tư vấn tận tình, chuyên nghiệp, thiết kế đẳng cấp và thi công sân vườn uy tín.

Greenmore[G+] – Mang lại cuộc sống an nhiên !

Nguồn: Tạp chí Greenmore