Cá Koi cần một môi trường sống với nguồn nước sạch cao. Chúng rất dễ bị nhiễm bệnh khi môi trường sống kém và thay đổi liên tục. Chỉ cần một cá thể trong đàn mang bệnh nếu không kịp thời xử lí sẽ gây hại cho cả đàn. Vậy làm sao để nhận biết được cá Koi đang bị nhiễm bệnh, cách phòng chống, điều trị và cách xử lý nước cho hồ khi gặp phải các bệnh thường gặp ở cá Koi ra sao. Mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết cách trị bệnh cho cá koi này.

Nhận biết và cách trị các bệnh thường gặp cho cá KOI

1. Chủ động phòng chống bệnh cho cá Koi

Có nhiều loại bệnh khác nhau ở cá Koi, ở mọi lứa tuổi, kích thước cá. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này sẽ chỉ ra 10 loại bệnh phổ biến của cá Koi ở Việt Nam gồm: bệnh trùng mỏ neo, sán, rận, loét thân, xù vảy, bệnh ngủ, thối đuôi, phù mang, đường ruột, nấm cá…Để giảm thiểu nguy cơ bị bệnh ở cá Koi, phương pháp tốt nhất là phòng bệnh cho cá. Cách phòng chống bệnh cá Koi tốt nhất chính là kiểm soát chất lượng nước, vệ sinh hồ và hệ thống lọc sạch sẽ. Bạn nên tham khảo bài viết hướng dẫn vệ sinh hồ cá Koi đúng cách.

Các biện pháp phòng bệnh cho cá Koi phổ biến hiện nay là:

  • Ngâm tẩy và dọn hồ nuôi kỹ trước khi thả cá, bón vôi CaCO3 (đá vôi) hoặc Ca(OH)2, phơi hồ để diệt mầm bệnh khi đã bị nhiễm.
  • Cá mới mua cần rõ nguồn gốc và thực hiện nuôi riêng 1 thời gian để xử lí các mầm bệnh trước khi thả chung với đàn cá cũ.
  • Cho cá ăn vừa đủ để tránh dư thừa thức ăn làm ô nhiễm nước, sinh ra mầm bệnh cho cá.
  • Ngăn chặn các loài chim, động vật hoang dã lọt vào hồ mang đến mầm bệnh.
  • Không nuôi chung cá Koi với các loài cá khác có khả năng mang mầm bệnh.
  • Vệ sinh hồ và hệ thống lọc thường xuyên và đúng cách.
  • Nuôi cá với mật độ nuôi vừa phải để không làm quá tải bộ lọc và oxy trong hồ không đủ cung cấp cho cá.
  • Trộn kháng sinh vào thức ăn cho cá vào những thời điểm giao mùa.
  • Khi cá yếu hoặc có dấu hiệu bị bệnh, ngâm cá với Oxytetracyclin liều lượng 100 g/1m3 nước, ngâm liên tục 5-7 ngày. Trong quá trình điều trị không thả cá với mật độ cao và tạm ngưng cho ăn hoặc cho ăn ít trong vài ngày.

2. Nhận biết các bệnh thường gặp ở cá Koi và cách điều trị

2.1. Điều trị bệnh loét thân ở cá Koi

Trong quá trình hoạt động, cá koi có những va chạm vào thành hồ gây ra tổn thương ngoài da cho cá. Từ những vết thương đó, vi khuẩn xâm nhập bám vào vết thương dẫn đến nhiễm trùng nặng và xuất hiện các vết lở loét trên da. Các vết này sẽ lớn dần nếu không sớm được điều trị sẽ khiến cá chết.=> Điều trị bệnh loét thân cá Koi: bắt cá ra khỏi hồ, lấy tăm bông có thấm thuốc tím đậm hoặc tetra để thoa lên vết loét trên thân cá để sát trùng. Điều trị cho đến khi vết thương lành lại.

2.2. Điều trị bệnh xù vảy ở cá Koi (bệnh Dropsy)

Cá Koi bị mắc bệnh này rất dễ nhận biết bằng quan sát đàn khi thân cá sưng lên, mắt lồi ra, vảy cá xù lên trông giống như cánh của quả thông. Cá có dấu hiệu ăn ít và  bơi là mặt nước, nơi có nhiều oxy.
  • Nguyên nhân của bệnh xù vảy ở cá Koi là:
– Đột ngột sưng do cá bị nhiễm vi khuẩn gây chảy máu bên trong.– Có ký sinh trùng trong cá hoặc khối u trong cá phát triển dần làm sưng thân cá chậm hơn.Cá có thể mắc vào bất cứ lúc nào, thường sẽ bị cả đàn. Một số ký sinh trùng làm ảnh hưởng đến thận cá khiến chức năng thận cá suy giảm nghiêm trọng, khiến cá không đào thải được cặn bẩn tích tụ lại trong cơ thể dẫn đến giảm tuổi thọ cá.=> Điều trị bệnh xù vảy: Tách cá ra một bể riêng và hoà tan 3 – 5 kg muối với 1m3 nước, sục nhiều oxy cho cá bị bệnh. Thực hiện liên tục 3 – 5 ngày.

2.3. Điều trị bệnh tuột nhớt (bệnh ngủ) ở cá Koi

Bệnh này khiến cơ thể cá Koi bị mất nhớt, cứng mình, trắng mắt. Bệnh xảy ra đồng loạt chỉ sau vài giờ khiến cho cá ít hoạt động nên còn được gọi là bệnh ngủ. Bệnh xảy ra vào đầu mùa mưa ở mọi lứa tuổi và kích cỡ cá với tỷ lệ cá chết rất cao từ 60-70%.=> Điều trị bệnh ngủ ở cá Koi: ngâm cá bị bệnh trong nước muối với nồng độ 0,3-0,7% khoảng 12 giờ hoặc thay 70% nước và bón vôi để nâng pH nước.

2.4. Điều trị bệnh thối đuôi ở cá Koi

Phần vây đuôi của cá bị sưng viêm, bong tróc, nặng hơn nữa là phần cơ thịt bị hoại tử và thối rữa, gốc vây đuôi bị ứ máu.Nhiễm trùng vi khuẩn Myxcobacteria và nấm mốc là nguyên nhân chính gây ra cho bệnh này. Do chất thải của cá tích tụ trong hồ bị phân huỷ sinh ra vi khuẩn, hoặc do mật độ nuôi cá quá dày khiến hệ thống lọc nước quá tải, chất lượng nước kém.=> Cách điều trị bệnh thối đuôi ở cá Koi: Sử dụng dung dịch xanh malachite 1% bôi lên các vết tổn thương, mỗi ngày bôi 1 lần và bôi liên tục trong vòng 4 – 5 ngày. Hoặc, dùng 5 – 8 viên thuốc Oxytetracyline hoà với 100 lít nước, cho cá vào ngâm 30 phút khử trùng để tiêu diệt khuẩn.

2.5. Điều trị bệnh sán da sán mang ở cá Koi

Khi bị sán da sán mang, cá thường cựa thân vào đáy và thành hồ do bị ngứa, cá hay co giật, nhảy khỏi mặt nước. Sán bám và hút máu cá gây ghẻ lở, thủng mang cá, khiến cá ngứa ngáy khó chịu, những vết thương lại dễ bị vi khuẩn khác xâm nhập. Nếu không được điều trị sớm sẽ khiến cá chết.Bệnh sán da, sán mang xảy ra là do chất lượng nước hồ bị bẩn, hàm lượng oxy trong nước kém.=> Điều trị bệnh sán da sán mang cá Koi: Sử dụng thuốc praziwantel với liều lượng 2g/1m3. Dùng 2 liều cách nhau 2 ngày, trước khi đánh cần thay 20% nước và dọn dẹp hồ và hệ thống lọc.

2.6. Điều trị bệnh rận cá ở cá Koi

Rận cá là loại ký sinh trên da, vây, thân, miệng và mang cá. Chúng hút máu cá lấy dinh dưỡng phát triển và còn tiết chất độc làm da cá bị sưng đỏ. Những vết thương đó lại tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh khác xâm nhập. Rận thường hút máu cá vào ban đêm khiến cho cá koi ngứa ngáy và khó chịu, cá bơi nhảy lung tung.=> Điều trị bệnh rận cá Koi: Sử dụng nhíp y tế để gắp những con rận cá ra khỏi thân cá Koi. Sau đó sử dụng các dung dịch diệt khuẩn: thuốc tím, povidine, bentadine, iodine… thoa lên các vùng da cá bị tổn thương. Thực hiện liên tục như vậy từ 5 – 7 ngày.

2.7. Điều trị bệnh trùng mỏ neo ở cá Koi

Trùng mỏ neo là bệnh thường hay gặp nhất ở cá Koi. Kí sinh trùng giáp xác có tên Lernea – Anchor Worm gây ra. Khi còn nhỏ, trùng mỏ neo sống bên trong mang cá koi, khi trưởng thành, trùng mỏ neo bám trên thân cá hút máu cá để phát triển và gây nên những vết thương chảy máu cho cá Koi.Trùng mỏ neo khiến cá Koi lười ăn, ngứa ngáy khiến cá gầy đi và chậm chạp. Giống như rận cá, trùng mỏ neo gây vết thương có cá Koi ngoài da khiến những vi khuẩn gây bệnh khác xâm nhập làm cho cá càng trở nên trầm trọng hơn. Bệnh do chất lượng nước bẩn gây ra vì vậy cần phải vệ sinh bể và hệ lọc sạch sẽ.=> Điều trị bệnh trùng mỏ neo cá Koi: Sử dụng thuốc Dimilin, bạn nên cân nhắc khi sử dụng vì trong thuốc này có thành phần thuốc trừ sâu. Liều lượng thuốc: 1gr/m3Cách dùng: Chia làm 4 liều vào các ngày 1, 3, 7 và 9 và mỗi ngày thay 20% nước trong vòng 14 ngày.

2.8. Điều trị bệnh đường ruột ở cá Koi

Biểu hiện của bệnh đường ruột là bụng cá bị chướng to, cá chán ăn rồi bỏ ăn hoàn toàn, chỉ sau 3-4 ngày thì chết. Bệnh này xảy ra ở mọi tuổi và kích cỡ cá.=> Điều trị bệnh đường ruột cá Koi: Trộn thức ăn cho cá với kháng sinh Vime-ciprocin với liều lượng là 150gr Vime-ciprocin/100 kg cá.

2.9. Điều trị bệnh đốm đỏ ở cá Koi

Bệnh đốm đỏ khiến toàn thân cá xuất hiện các chấm xuất huyết đỏ trên da, vẩy rụng thành từng mảng, cá bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước. Các gốc vây, tia vây rách nát và cụt dần. Các vùng da xuất huyết viêm loét, nhiều mủ, nấm ký sinh, phần mang cá tái nhợt, mắt cá lồi xuất huyết.Bệnh đốm đỏ cá koi do vi khuẩn hình que  Aeromonass Hydrophylla hoặc Pseudomnas gây ra. Koi thường mắc bệnh này vào tháng 3-4 hoặc 8-9 dương lịch.=> Điều trị bệnh đốm đỏ cá Koi: Sử dụng phương pháp kết hợp đánh muối và thuốc tetraxilin. 1m3 nước với 1 vỉ tetraxilin + 1kg muối. Đánh muối liên tục trong 3 ngày.

2.10. Điều trị bệnh đốm trắng ở cá Koi

Bệnh đốm trắng ở cá Koi khá phổ biến. Khi bị bệnh, các đốm trắng xuất hiện trên đầu và thân cá rồi lan rất nhanh sang toàn thân cá và lan cho cả đàn. Phát hiện sớm 1 vài cá thể cá Koi thì bạn cần tách đàn nuôi riêng để xử lí bệnh tránh lây ra cho các cá thể khác. Đốm trắng là các nấm hại dính chặt vào da cá khiến cá ốm yếu. Do nguồn nước không sạch nên sinh ra nấm gây bệnh đốm trắng.=> Điều trị bệnh đốm trắng cá Koi: Dùng muối trắng hoà tan vào nước để tăng nồng độ muối trong hồ lên 0.5%/ngày, duy trì nhiệt độ trong bể 27 độ C. Kết hợp nhỏ 3 giọt xanh methylen/ 20 lít nước trong 3 – 5 ngày và thay nước hàng ngày.

3. Tổng kết về nhận biết và cách trị bệnh thường gặp cho cá Koi

Trên đây là cách nhận biết và điều trị bệnh cho 10 loại bệnh phổ biến nhất ở cá Koi. Mong rằng, bài viết này sẽ giúp ích được cho nhiều bạn chơi nuôi cá Koi khi cần. Hầu hết các bệnh ở cá Koi đều có nguyên nhân từ nguồn nước không đảm bảm gây ra các mầm bệnh. Để đàn cá ngày càng đẹp và đem lại giá trị cao thì tốt nhất bạn nên phòng chống bệnh cho cá của mình tránh xa các tác nhân gây bệnh bằng cách vệ sinh hồ sạch sẽ, kiểm soát chất lượng nước luôn đảm bảo an toàn.Xem thêm bài viết>> Những lưu ý cách nuôi cá Koi lớn nhanh, luôn đẹp và khỏe mạnhNếu bạn cần đơn vị thiết kế sân vườn, thi công sân vườn, hồ cá KOI uy tín, chuyên nghiệp. Hãy tìm hiểu dịch vụ Thiết kế cảnh quan sân vườn Greenmore để xem những dự án mà chúng tôi đã thực hiện.Hoặc liên hệ ngay với Greenmore Việt Nam theo hotline: 090.219.2119 để được tư vấn tận tình, chuyên nghiệp, thiết kế đẳng cấp và thi công sân vườn uy tín.

Greenmore[G+] – Mang lại cuộc sống an nhiên !

Nguồn: Tạp chí Greenmore